Saturday, November 2, 2013

Chutzpah Do Thái

Theo bản mô tả của học giả người Do Thái Leo Rosten bằng tiếng Yiddish, thứ ngôn ngữ Slavơ của người Đức đã thất truyền từ lâu, “chutzpah” có nghĩa là “táo bạo, gai góc, trắng trợn, thần kinh, vô liêm sỉ mà không ngôn từ nào có thể miêu tả chính xác”.

Người nước ngoài sẽ chứng kiến sự cả gan này ở bất kỳ đâu trên đất Israel: trong cách các sinh viên đại học nói chuyện với giảng viên, nhân viên thách thức ông chủ, binh lính chất vấn sĩ quan chỉ huy và thư ký sửa lưng các bộ trưởng chính phủ. Ai mới đến Israel sẽ thấy người bản xứ thật thô lỗ. Người Israel sẽ không ngại ngần hỏi bạn bao nhiêu tuổi hay khoe căn nhà họ ở và xe họ đi giá bao nhiêu tiền. Tuy nhiên, đối với người Israel, đây không phải là sự cả gan mà là điều hết sức bình thường. Người Israel học được rằng sự trầm lặng sẽ có nguy cơ bị tụt hậu, dù là ở nhà riêng, trên giảng đường hay trong quân đội.

Điều này đặc biệt rõ trong cách người Israel gọi tên nhau. Jon Medved, một nhà đầu tư mạo hiểm và là doanh nhân người Israel, nói: “Bạn có thể hiểu được nhiều về bản chất một xã hội thông qua cách người dân gọi tên giới lãnh đạo của họ. Israel là nước duy nhất trên thế giới mà mọi nhân vật nắm quyền - bao gồm cả thủ tướng và các tướng lĩnh trong quân đội - đều được mọi người, kể cả dân chúng, gọi bằng biệt hiệu”. Cụ thể, biệt danh của Thủ tướng Benjamin Netanyahu và Ariel Sharon lần lượt là “Bibi” và “Arik”. Vị tham mưu trưởng trong quân đội Israel gần đây là Moshe Levi sở hữu biệt danh “Moshe VeHetzi”, nghĩa là Moshe-và-một-nửa, do ông này cao đến 1,98m.

Thái độ và sự thân mật của người Israel còn được bắt nguồn từ nền văn hóa khoan dung mà người Israel gọi là “thất bại có tính xây dựng” hay “thất bại thông minh”. Giới đầu tư Israel tin rằng nếu không thông cảm với hàng loạt những thất bại này thì sẽ khó lòng đạt được sự đổi mới thật sự. Thật vậy, một nghiên cứu vào năm 2006 của Đại học Harvard cho thấy những doanh nhân từng thất bại sẽ có cơ may thành công cao hơn 20% ở lần khởi nghiệp tiếp theo của họ. Đây là tỉ lệ cao hơn so với những người khởi nghiệp lần đầu và không quá thua kém so với những doanh nhân từng đạt được thành công trước đó. Israel được xem là môi trường tốt nhất Trung Đông - và là một trong những nơi tốt nhất thế giới - để mở một công ty mới, kể cả khi doanh nghiệp cũ của bạn bị phá sản. Điều này còn có thể hiểu rằng người Israel luôn không ngừng nỗ lực tìm kiếm cơ hội mới.

Shmuel Eden - người từng phụ trách Intel ở Israel đạt kim ngạch xuất khẩu hằng năm lên tới 1,53 tỉ đôla - đúc rút kinh nghiệm: “Tôi có thể khẳng định điều độc đáo nhất của Israel là nền văn hóa. Người dân Israel không có văn hóa quá kỷ luật. Từ thuở sơ khai, chúng tôi đã được dạy phải luôn nghi ngờ cái có sẵn, phải luôn đặt câu hỏi, tranh luận về mọi vấn đề và phải luôn sáng tạo”. Cuối cùng, ông kết luận: “Quản lý năm nhân viên người Israel luôn khó khăn hơn 50 người Mỹ. Vì người Israel luôn thử thách bạn mọi lúc - bắt đầu bằng những câu hỏi như: Tại sao ông là sếp của tôi, tại sao tôi không phải sếp của ông?”.

DAN SENOR - SAUL SINGER

(TRÍ VƯƠNG dịch)

Chutzpah là gì ?

Chutzpah là gì ?

Chutzpah có nghĩa là bạo dạn, liều lỉnh, mặt dầy, sự xấc xược, tính xấc láo, không biết xấu hổ, lời nói vô liêm sỉ, cử chỉ bất nhả, sự xúc phạm, thần kinh, ngang ngược, tránh trơ tráo, quyết tâm đáng kinh ngạc, lòng kiêu căng, tánh kiêu ngạo và lòng tự phụ.

Nguồn http://www.chabad.org/library/article_cdo/aid/1586271/jewish/Chutzpah.htm

Chutzpah

Chutzpah có nghĩa là kiêu căng, ngạo mạn, vô lễ, xấc xược, láo lếu, không biết nhục nhã, không biết xấu hổ, vô liêm sỉ; một từ trong pháp điển Do Thái Talmud, bằng tiếng Yiddish.

Định nghĩa cổ điển của từ Chutzpah được đưa ra từ câu chuyện về một cậu bé đã giết cha mẹ của mình và sau đó đã đến tòa án và phụ thuộc vào lòng thương xót của tòa án với lý do cậu bé là một đứa trẻ mồ côi.

Nguồn http://www.myjewishlearning.com/culture/2/Languages/Other_Jewish_Languages/Yiddish/chutzpah.shtml


SAMURAI - BIỂU TƯỢNG VINH NHỤC

SAMURAI - BIỂU TƯỢNG VINH NHỤC

(Nước Nhật sẽ chẳng là gì nếu không có Samurai)

Hai kiếm, một dài một ngắn (katana & wakizashi), lấp ló ở thắt lưng, chiếc áo kimono phủ dài từ trên xuống, quần rộng thùng thình như váy, áo khoác ngắn, đỉnh đầu cạo nhẵn thín và hai bên tóc túm lại thành lọn, đi đến đâu thì mọi ánh mắt đổ dồn đến đấy, dân thường không được bất kính, nếu trái lệnh có thể bị chém đầu... Đó là những phác thảo về Samurai - tầng lớp cao cấp nhất Nhật Bản một thời. Hiếm khi thấy Samurai vội vã bởi chính phủ không yêu cầu họ làm việc. Người ta chỉ yêu cầu các Samurai luyện gươm để sắn sàng bảo vệ chế độ mỗi khi có biến.

Tính cách Samurai
Mỗi Samurai đều có sẵn trong dòng máu của mình tính quân tử và tinh thần thượng võ. Trước mỗi cuộc giao tranh, Samurai sẽ phi ngựa ra giữa trận tiền, xưng danh và liệt kê chi tiết công mà anh ta đạt được cho... đối thủ nghe (ghê chứa? ^^), ví dụ: "Ta là Kajiwara Heizo Kagetory, hậu duệ đời thứ 5 của dòng họ Gongoro Kagemasa ở Kamakura. Ta là chiến binh lừng danh có thể địch nổi muôn người. Năm 16 tuổi, ta đã bị một mũi tên bắn xuyên qua mũ sắt trúng vào mắt trái. Ta đã gan dạ nhổ mũi tên đó và ném trả lại kẻ thù trước khi kết liễu chúng" (trích trong một Thiên cổ sử). Sau khi hoàn thành màn chào hỏi, Samurai mới bắt đầu xông lên.
Danh dự của một Samurai được tính bằng số chiến lợi phẩm thu được sau trận chiến. Khi một trận đấu kết thúc, các chiến binh Samurai sẽ xưng công bằng thủ cấp của kẻ thù. Và họ sẽ được thưởng lại vàng, bạc, đất đai chiến lợi phẩm hay chức tước, bổng lộc. Công càng lớn càng được hưởng hiều và danh dự sẽ càng tăng. Samurai thua cuộc cũng có cách riêng để chứng tỏ danh dự của mình. Đó là seppuku - mổ bụng tự vẫn để xóa đi nỗi nhục chiến bại. Cách trừng phạt này đau đớn đến nỗi dần dần các Samurai phải tìm cho mình một cái chết êm ái và nhanh hơn, ví dụ: chém đầu.

Vũ khí chính của các Samurai là kiếm. Thanh dài có tên là Katana, thanh ngắn có tên là Wakizashi. Các chuyên gia đều cho rằng Katana là loại kiếm tốt nhất thế giới. Tiếc là bí quyết sản xuất chúng giờ đây đã thất truyền. Trong thế chiến II, quân đồng minh đã ra lệnh cấm sản xuất kiếm, tịch thu và phá hủy gần 5 triệu thanh kiếm Nhật. "Lính Mỹ rất sợ kiếm Samurai, hay nói chính xác hơn là sợ sự thần bí của nó. Khi những chiến binh Nhật Bản cầm kiếm thì đó chính là lúc họ đặt toàn bộ niềm tin và sinh mệnh của mình vào sức mạnh của nó." ông Michiro Tanobe, người phụ trách Bảo tàng kiếm Nhật Bản nói.. Phải miến cưỡng lắm ông mới cho tôi sờ vào một thanh kiếm Katana 600 năm tuổi. Giá trị của thanh kiếm này là 10 triệu Yên, tương đương với $85.000.

Chiếc kiếm thiêng liêng với một Samurai thế nào thì hình ảnh của một Samurai cũng thiêng liêng với nước Nhật như thế. Nét hấp dẫn vĩnh cửu của một Samurai bắt nguồn từ một sự thật rất đơn giản: đây là một trong những biểu tượng người hùng vĩ đại nhất thế giới, được thần thoại hóa trong hình ảnh một kiếm sĩ nhân danh bổ phận và danh dự chống lại sự tấn công của kẻ thù. Samurai là tổng hòa của một cao bồi, một hiệp sĩ, một đấu sĩ.

Từ nững năm tháng hoàng kim...
Lịch sử bắt đầu để ý tới Samurai vào thế kỉ thứ 10. Ban đầu, họ là lính riêng của vua và của các lãnh chú trên đất Phù Tang. Nhưng dần dà, Samurai (có nghĩa là người phục vụ) đã tạo thành một thế lực mới lấn lướt cả hoàng gia. Khi Samurai mở rộng ảnh hưởng quyền lực, các hoàng đế bị biến thành bù nhìn, mọi việc triều chính thực chất đều do những bàn tay võ biền của Samurai xếp đặt.
Tầng lớp này đã chi phối lịch sử Nhật Bản trong gần 700 năm, từ 1185 đến 1867. Nó bắt đầu bằng việc tướng quân Youritomo lên nắm quyền nhiếp chính sau khi chiến thắng cuộc "nội chiến Samurai". Và nó kết thúc khi hoàng đế trẻ tuổi Meiji cùng rất nhiểu Samurai cấp tiến đã quyết tâm đoạn tuyệt với quá khứ để đưa nước Nhật bước vào thời kỳ hiện đại.
Trong 700 năm đó, có một thế kỷ dài 20 phe cánh Samurai đã đầy nước Nhật vào cuộc "nồi da nấu thịt". Đầu chỉ thôi rơi, máu chỉ thôi đổ khi vị tướng tài Tokugawa Ieyasu đánh bại tất cả các đội quân Samurai để tái thống nhất Nhật Bản, mở ra một thời thịnh trịnh. Xuất thân binh nghiệp, trở thành Samurai can trường nhất, rồi lên ngôi vua, mở đầu cho một triều đại Tokugawa kéo dài 15 đời - Tokugawa đã gói gọn tinh thần, tính cách và số phận của Samurai qua cuộc đời mình.

Triều đại Tokugawa, khi ấy đóng đô tại Edo, đã chia dân số ra làm bốn tầng lớp: samurai, nông dân, nghệ nhân và thương gia. Các điều luật được đề ra để quy định mỗi tầng lớp được phép sống ở đâu, ăn mặc ra sao, kiếm tiền như thế nào và sử dụng vũ khí gì. Samurai, chiếm 6% dân số lúc đó, là tầng lớp cao quý nhất, được triều đình bao cấp toàn bộ. Nhiều người trong số họ đã trở thành những quí tộc nhàn rỗi, tách biệt khỏi tất cả những gì bị coi là hạ đẳng. Trong lâu đài của mình, họ dành một phần thời gian để tổ chức tọa đàm về nghệ thuật cùng các họa sĩ, học giả, kịch tác gia, một phần để xem kịch Noh. Thời gian còn lại, họ luyện chữ, cắm hoa, chơi đàn luýt, và đặc biệt là thưởng tà - loại hình giải trí thượng lưu mà họ mê đám nhất.

...Đến những phút giờ mạt vận
Nhung chính những triều vua Tokugawa yên bình đã làm tê liệt tham vọng của các Samurai. Đơn giản bởi Samurai không có chiến tranh như con chim không có bầu trời. Trong khi các Samurai vẫn giữ cho lưỡi gươm của mình luôn bén sắc thì khả năng chiến đấu của họ bắt đầu bị mài mòn. Họ trở nên trì trệ cả ở thể xác lẫn tinh thần. Khi nước Nhật đứng trước những làn sóng văn minh mới, tầng lớp được trong vọng nhât Nhật Bản bắt đầu phân cực. Một bên là những Samurai cấp tiến muốn phò minh quân mới, hoàng đế Meiji, để đưa Nhật Bản vào thời kì hiện đại. Một bên là những Samurai bảo thủ, chấp nhận mổ bụng tự sát cùng triều đại cũ Tokugawa.

Rất may là không có cuộc cội chiến nào xảy ra. Triều đại Tokugawa sụp đổ mà hầu như không hề đổ máu. Chính phủ Meiji mới, sau khi nắm ấn, đã quyết định xoá bỏ giai cấp phong kiến, tịch thu lâu đài, chấm dứt trợ cấp và cấm Samurai đeo gươm. Samurai bắt đầu phải đối mặt với thiếu thốn - điều họ chưa từng quen.
Rất nhiều Samurai nghèo khổ đã phải làm viên chức, võ sư, cảnh sát, kế toán. Đẩ có thêm thu nhập, họ sẵn sàng làm cả những việc chân tay như sản xuất ô, chuồng chim hay đồ gia dụng. Trong bô phim "Samurai thời mông muội", đạo diễn Yoji Yamada đã xây dựng một nhân vật Samurai phải vất vả bươn chải vì cuộc sống. Ông nói:"Tôi dã chán ngấy những bộ phim cường điệu về các anh hùng Samurai. Tôi muốn mọi người biết rằng, vào thời điểm cuối cùng, các Samurai cũng phải chịu đựng rất nhiều khó khăn. Một số thậm chí không có gì để ăn. Nhân vật chính của tôi đã phải bán gươm để chi trả cho đám ma của vợ."

Tinh thần Samurai bất diệt

Ngày nay, tinh thần Samurai vẫn chảy trong máu của người dân Nhật Bản. Hoài niệm về Samurai lý tưởng luôn bất diệt. Nếu không tin, hãy thử một lần đi xem kabuki - một loại kịch truyền thống của Nhật. Chủ đề chính của các vở kịch kabuki thường là đề cao danh dự, lòng trung thành, đức hy sinh và các chuẩn mực đạo đức của một chiến binh. Tâm hồn của Samurai thì sao? Tôi mang câu hỏi này đến Dajuro Ichikawa, một diễn viên đóng Samurai trong vở kịch mang tên Gongoro. "Qua vai diễn của mình tôi phải mang đến cho khán giả cái cảm giác rằng các chiến binh có ý thức về cuộc sống và cái chết khác với chúng ta, rằng anh ta sẽ chọn cái chết nếu danh dự của anh ta bị nghi ngờ. Nhiệm vụ của tôi là làm cho khán giả tin rằng vẫn tồn tại những tâm hồn như thế."

Nếu bạn đi dạo vòng quanh các thành phố hay thị trấn của Nhật, bạn sẽ nhìn thấy hình ảnh những chiến binh Samurai kiêu kì ngạo mạn ở khắp mọi nơi. Khuôn mặt và khí của họ xuất hiện trên poster của các bột phim hành động, trên biển báo cấm lái xe khi say ruợu, trên băng rôn các bảo tàng , trên bìa sách, giá bày đồ chơi. Trong ngày lễ Thiếu nhi 5/5, các gia đình thường mua tặng đồ chơi Samurai như áo giáp, mũ bảo hiểm, gươm giáo để cầu chúc sức khỏe và sự cường tráng cho các em bé, đặc biệt là các bé trai.

Tuy không còn nhưng Samurai vẫn để lại rất nhiều dấu ấn của mình trong đời sống Nhật Bản.Cuốn sách "Người Samurai cuối cùng" (The last Samurai) không chỉ đem lại doanh thu khổng lồ mà còn được dựng thành phim; Bushido, một điều luật của Samurai, đã được nâng lên và đưa vào chương trình giảng dạy quân sự; hàng triệu học sinh Nhật vẫn đang ngày ngày luyện kiếm (kendo), cung (archery) giống như các Samurai xưa, nhưng không phải để bảo vệ vua, mà là để rèn luyện thể chất. Tất cả những điều đó chứng tỏ một sự thật rằng Samurai vẫn sống, và hình ảnh của họ không thể dập tắt.

Nhật Bản vừa kỷ niệm 400 năm bắt đầu của thời kỳ Edo, thời kỳ Samurai đạt tới đỉnh cao của quyền lực và các đặc ân. Đối với người dân Nhật, Samurai đang yên nghỉ trong hoà bình. Thời kỳ của Samurai đã đến và đã đi qua, như những bông hoa anh đào đã nở rộ và héo tàn. Xin kết thúc bài viết bằng dòng mở đầu của Heike Monogatari, một truyền thuyết về chiến tranh Samurai thế kỷ 13: "Những gì huy hoàng không bao giờ tồn tại mãi nhưng sẽ như giấc mơ trong một buổi tối mùa thu. Sự hùng mạnh sẽ tàn lụi, chỉ như hạt cát sau cơn gió"......

SAMURAI (Bushi) - Võ sĩ đạo Nhật Bản - Văn Hóa Nhật Bản

SAMURAI (Bushi) - Võ sĩ đạo Nhật Bản - Văn Hóa Nhật Bản

SAMURAI (Bushi) - Võ sĩ đạo Nhật Bản - Văn Hóa Nhật Bản
Samurai (hay bushi) là những chiến binh Nhật Bản cận đại. Họ được hình thành sau này bởi tầng lớp quân sự thống trị mà cuối cùng đã trở thành tầng lớp xã hội cao nhất của thời kì Edo (1603-1867). Samurai sử dụng một loạt vũ khí như cung tên, giáo và súng, nhưng biểu tượng cũng như vũ khí chính của họ là kiếm.

Samurai - Võ sĩ đạo Nhật Bản

Văn hóa Nhật Bản đã có hàng ngàn năm lịch sử,các nhà khoa học cho rằng dân tộc Nhật  Bản bắt nguồn từ nhiều nhóm người từ nhiều vùng đất khác nhau của Châu Á, bao  gồm cả Hàn Quốc và Trung Quốc di cư đến. Với mong muốn giúp các bạn tìm hiểu thêm về Nhật Bản , Echigo xin giới thiệu các bạn về Samurai của Nhật.
Vào khoảng năm 4500 trước công nguyên,quần đảo Nhật Bản được rất nhiều ngư  dân,nông dân , thợ săn cư trú. Nền văn hóa sơ khai được gọi là Jomon vì  thời kỳ này người ta thường dùng hoa văn dây thừng để tô điểm.

Người Ainu chính là những cư dân đầu tiên của quần đảo Nhật Bản.Hiện nay  người Ainu vẫn còn ở hầu hết các quần đảo Cực Bắc,bây giờ là Hockaido.

Nền văn hóa chủ yếu kế tiếp của Nhật Bản xuất hiện vào khoảng năm 200 trước công  nguyên, cư dân Nhật Bản còn gọi là YAYOI ,người Yayoi hầu hết làm nghề  nông,các nhà khoa học tin rằng người Nhật Bản ngày nay có dáng vóc và ngôn ngữ  rất giống người Yayoi xa xưa.

Trong suốt chiều dài lịch sử Nhật Bản,chiến tranh luôn đong vai trò quan trọng.  Những bộ tộc hiếu chiến kiểm soát hầu hêt quần đảo này,mỗi bộ tộc đều có các tộc  trưởng.Nhật Bản chỉ có khoảng 20% đất đai thích hợp cho nông nghiệp. Chính vì sự  tranh giành quyền kiểm soát đất đai đã tạo ra tầng lớp SAMURAI mà Việt  Nam ta thường gọi là võ sĩ đạo ,kiếm sĩ....

Samurai (hay bushi) là những chiến binh Nhật Bản cận đại.
Họ được hình thành sau này bởi tầng lớp quân sự thống trị mà cuối cùng đã trở thành tầng lớp xã hội cao nhất của thời kì Edo (1603-1867). Samurai sử dụng một loạt vũ khí như cung tên, giáo và súng, nhưng biểu tượng cũng như vũ khí chính của họ là kiếm.

Vào năm 660 trước công nguyên,theo truyền thuyết ,Jimmu Tenno trở thành  chủ soái của các bộ tộc hiếu chiến .Tenno còn được biết đến với bệt hiệu làChiến  Binh Siêu Phàm . Ông đã đưa dân tộc mình từ Kiushu đến chinh phục vùng Kinki  ,lập nên triều đại Yamoto.Những người đứng đầu triều đại này luôn tin rằng họ là  con cháu của một dòng dõi siêu phàm.

Bộ tộc Yamoto đã tấn công vào các quốc gia trên đất liền ở Châu Á. Trong số  những mục tiêu của họ có cả Trung Quốc ,Hàn Quốc. Họ đã du nhập văn hóa,kỹ thuật  và nghệ thuật của hai quốc gia này.

Những chiến binh Yayoi xa xưa đã biết chế tạo áo giáp, vũ khí trong các thế kĩ  sau đó .Họ là những nhân tố của các Saimurai tại Nhật Bản.Vũ khí của thời kì sơ  khai này là bao gồm cung tên và kiếm. Một sự thay đổi lớn đã diễn ra vào thế kỉ  thứ % khi ngựa được du nhập vào Nhật Bản. Đến thế kỉ thứ 15 thì súng được đưa  vào các trận đánh.Vào thời kì này nước Nhật đã đè cao một khái niệm được du nhập  từ Trung Quốc đó là Tinh thần thượng võ của chiến binh mà người Nhật gọi  đó là Bushido

Samurai - Võ sĩ đạo Nhật Bản

Tinh thần thượng võ này đã dẫn dắt hành vi của tầng lớp Samurai. Một trong những  triết lí của Bushido là Người võ sĩ không hề biết sợ hãi cái gì kể cả cái  chết Chính sự can trường này sẽ cho võ sĩ đạo một sự yên tĩnh trong tâm hồn  và sưc mạnh để phục vụ chủ nhân một cách trung thành,họ sẵn sàng hy sinh tính  mạng nế cần. Vì vậy họ là những người có tinh thần trách nhiệm rất cao.

Samurai buộc phải sống một cuộc sống theo quy tắc đạo đức của bushido (“Con đường võ sĩ đạo”). Nho giáo được củng cố mạnh mẽ và trở thành điều tất yếu, bushido nhấn mạnh các khái niệm như sự trung thành với chủ nhân, kỉ luật cá nhân và tôn trọng, hành vi đạo đức. Nhiều Samurai cũng rút ra các giáo lý và cách thực hành của Phật giáo Thiền tông.


Các Samurai thường sử dụng hai loại kiếm ,đó là Trường Kiếm (Daito-Katana)  dài hơn 60cm và Đoản Kiếm (Shoto-Wakizashi) dài từ 30cm đến 60cm. Các  thanh kiếm cổ xưa thường thẳng.Có kiểu dáng xuất phát từ Hàn Quốc và Trung Quốc.  Sau đó Samurai đã thiết kế cho mình những thanh kiếm lưỡi cong sắc bén và cứng  cáp hơn như chúng ta biết sau này.


Tầng lớp Samurai đã nổi bật từ những cuộc chiến tranh giành đất đai giữa 3 bộ  tộc chính: Minamoto, Fujiwara và Taira

Một số Samurai có liên hệ khá mật thiết với giai cấp thống trị,số còn lại được  các Daimiyo (chủ đất phong kiến) thuê mướn. Họ luôn trung thành tuyệt đối  với các chủ đất , đổi lại họ được nhận đất đai và chức vụ. Các Daimyo tuyển dụng  các Samurai để bảo vệ đất đai ,phát triển quyền lực.

Samurai - Võ Sĩ đạo Nhật Bản

Cùng thời gian đó, có nhiều chiến binh được thuê bởi các địa chủ giàu có đã phát triển độc lập từ chính quyền trung ương và xây dựng quân đội bảo vệ riêng của họ.

Hai gia tộc mạnh nhất trong số những gia tộc địa chủ, Minamoto và Taira, cuối cùng cũng đã thách thức chính quyền trung ương và gây hấn lẫn nhau để giành quyền lực tối
thượng trên cả nước. Minamoto Yoritomo đã giành chiến thắng và thành lập chính quyền quân đội mới năm 1192, dẫn đầu bởi các shogun hay chỉ huy quân đội tối cao. Samurai sẽ thống trị Nhật Bản trong vòng hơn 700 năm tới.

Trong thời kì hỗn loạn của các quốc gia hiếu chiến ở thế kỉ thứ 15 và 16, Nhật Bản tan đàn xẻ nghé thành hàng chục quốc gia độc lập thường xuyên gây hấn với nhau. Bởi vậy, nhu cầu của các chiến binh tăng cao. Đó cũng là thời đại khi các ninja, chiến binh chuyên về chiến tranh trái tập tục, hoạt động tích cực nhất. Nhiều bộ phim samurai nổi tiếng của Kurosawa được quay trong khoảng thời gian này.

Đất nước cuối cùng cũng thống nhất vào cuối những năm 1500, và một hệ thống đẳng cấp xã hội cứng nhắc được thành lập vào thời Edo đặt các samurai lên hàng đầu, kế đó là nông dân, thợ thủ công và thương nhân. Trong thời gian này, samurai buộc phải sống ở các thị trấn lâu đài, là những người duy nhất được phép sở hữu và mang kiếm đồng thời cũng được daimyo hay lãnh chúa chuá cấp cơm gạo. Samurai vô chủ được gọi là ronin và gây ra nhiều rắc rối nhỏ trong những năm 1600.

Năm 1876 Hoàng đế Meiji (Minh Trị) ban hành lệnh phế đao,các Samurai mất  hẳn quyền mang kiếm và nghề nghiệp của mình . Cũng từ đó vị trí đặc biệt của họ  trong xã hội cũng biến mất sau gần 1000 năm tồn tại.

Samurai

Tinh Thần Võ Sĩ Đạo Samurai Nhật Bản

Samurai ngày nay tuy không còn nữa, nhưng tinh thần võ sĩ đạo vẫn thấm nhuần trong văn hóa người Nhật.
Bất cứ người đàn ông hiện đại nào cũng nên biết đến và học tập theo những đức tính cao quý của võ sĩ Nhật Bản.

Tóm tắt nguồn gốc Samurai



Từ Samurai được hiểu rộng rãi là "người phục vụ thân cận với giới quý tộc", dùng để chỉ một người đàn ông dòng dõi cao quý, được chỉ định để bảo vệ các thành viên Hoàng tộc. Theo William Scott Wilson, một nhà nghiên cứu văn hóa Nhật nổi tiếng của Mỹ, từ Samurai xuất hiện sớm nhất vào khoảng năm 905-914 trong hợp tuyển thơ Kokin Wakashū.

Theo các nhà sử học, Samurai nguyên gốc xuất thân từ các kỵ binh, bộ binh và cung binh ở Nhật vào thế kỷ thứ 6. Trong khoảng thời gian từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ thứ 9, những tầng lớp này chỉ được coi là những võ phu thất học và thô lỗ. Khoảng thế kỷ thứ 10, Samurai chỉ những thị vệ có vũ trang, theo thời gian họ dần giành được vị trí trong chính trị, và ngang hàng với giai cấp quý tộc truyền thống. Sau thế kỷ thứ 11, Samurai ngày càng có học thức và được kính trọng. Họ là những người "văn võ song toàn". Đến thế kỷ thứ 12, Samurai gần như đồng nghĩa với Bushi - những người giữ chức vụ trung và cao cấp trong giai cấp chiến binh. Samurai bắt đầu tuân thủ theo những luật lệ dành riêng cho họ, hình thành một cách sống được biết đến với tên gọi Bushidō - tinh thần võ sĩ đạo.

Đất nước Nhật Bản bước vào thời kì phong kiến từ năm 1185, kéo dài đến 1867, cũng là gần 700 năm đời sống bị chi phối bởi quân đội. Vào giai đoạn hỗn loạn nhất của thời chiến, thuật ngữ Samurai lại dùng để chỉ cơ quan vũ trang của chính phủ, bộ phận duy trì hòa bình và những người lính chuyên nghiệp. Hay ngắn gọn hơn, bất cứ ai luôn trang bị gươm và sẵn sàng chiến đấu đều được gọi là Samurai.

Tinh thần võ sĩ đạo của Samurai Nhật Bản



Chỉ một vài thập kỷ sau khi giai cấp chiến binh Nhật Bản bị bãi bỏ, một cuốn sách về tinh thần võ sĩ đạo Nhật Bản có tên Bushido: The Soul of Japan của tác giả Nitobe Inazo được xuất bản, và trở thành một trong những cuốn bestseller trên toàn thế giới trong thời kỳ đó. Không chỉ kể về cuộc sống của các võ sĩ đạo Nhật Bản thời xưa, tác giả Nitobe Inazo còn nói nhiều đến những phẩm chất đáng quý của Samurai mà những người đàn ông nên noi theo. Và dưới đây là những phẩm chất đặc trưng trong tinh thần võ sĩ đạo của Samurai:

1. Chính trực và công bằng



Là đức tính mạnh nhất của võ sĩ. Một Samurai nổi tiếng đã định nghĩa như thế này: "Chính trực là khả năng đưa ra quyết định vói một lý do thích hợp và không suy chuyển; hi sinh nếu như hi sinh là đúng, đánh nếu như đánh là đúng." Một định nghĩa khác: "Chính trực giống như xương sống giúp định hình cơ thể và phát triển. Không có xương, cái đầu không thể nằm trên cổ, tay không thể cử động, hay chân không thể đứng vũng. Cũng như thế, không có sự chính trực thì dù có tài năng hay cố gắng học hỏi đến mấy, cũng không thể trở thành một Samurai được."

2. Can đảm



Can đảm là khả năng đối diện với sợ hãi, đau đớn, nguy hiểm, biến cố, và mối đe dọa. Can đảm chia làm hai loại: can đảm mang tính vật lý, là khả năng đối đầu với sự đau đớn về thể xác, với cái chết; can đảm trong đạo đức là dám hành động đúng khi đối diện với những vấn đề đạo đức hay lối sống. Trong tinh thần võ sĩ đạo, can đảm chỉ được coi là một đức tính khi nó là chính đáng. Hành động can đảm là thực thi những điều đúng đắn.

3. Nhân ái



Là tự nguyện cho đi mà không đòi hỏi nhận lại. Những người có quyền sinh sát như Samurai luôn được mọi người kỳ vọng có cả đức tính nhân ái: biết yêu thương, cao thượng, có lòng cảm thông và thương hại. Nhân ái là thuộc tính cao nhất của tâm hồn. Không có nó, võ sĩ sẽ trở thành những kẻ tàn bạo.

4. Lễ độ

Với người Nhật, có sự khác biệt rõ rệt giữa thái độ khúm núm và lễ độ. Họ cho rằng sự nhã nhặn có nguồn gốc từ lòng nhân ái. Sự lễ độ là biểu hiện của sự quan tâm một cách khoan dung đến cảm giác của người khác, chứ không phải bắt nguồn từ sự sợ hãi.

5. Lương thiện

Những Samurai chân chính không coi trọng tiền bạc. Họ tâm niệm rằng: "Đàn ông phải coi thường đồng tiền, để có được sự giàu có về tri thức". Võ sĩ luôn khuyến khích tính tiết kiệm, không phải vì lý do kinh tế, mà là để thực hành những sự tiết chế. Sự xa xỉ được coi là mối đe dọa lớn nhất đến nhân cách.

6. Tự trọng



Tự trọng là có ý thức về danh dự, nhận thức mạnh mẽ về nhân phẩm và giá trị. Samurai sinh ra đã mang sứ mệnh làm rạng rỡ nghĩa vụ và đặc ân của riêng họ. Nỗi sợ bị ô nhục giống thanh gươm luôn kề bên cổ tất cả các Samurai.

7. Trung thành

Nền kinh tế dường như đã thổi tung lòng trung thành của con người trên toàn thế giới. Thế nhưng, những người đàn ông chân chính vẫn kiên trung với những gì mà họ còn mắc nợ. Trung thành với cấp trên là đức tính đặc biệt nhất của con người trong thời kỳ phong kiến, có trong mọi loại người, ngay cả những kẻ móc túi cũng luôn giữ lòng trung thành với đàn anh của họ. Samurai được coi là những người đặc biệt trung thành và đây là đức tính điển hình của họ.



Ngày nay, võ sĩ đạo còn dùng để chỉ bản sắc của người Nhật hiện đại. Đó là trung với vua, hiếu với cha mẹ, nghiêm khắc với bản thân, nhân từ với người dưới, khoan dung với địch, xa lánh dục vọng cá nhân, chính trực công bằng, trọng danh dự hơn vật chất.

Tinh Thần Võ Sĩ Đạo Samurai Nhật Bản

Tinh Thần Võ Sĩ Đạo Samurai Nhật Bản

Samurai ngày nay tuy không còn nữa, nhưng tinh thần võ sĩ đạo vẫn thấm nhuần trong văn hóa người Nhật.

Bất cứ người đàn ông hiện đại nào cũng nên biết đến và học tập theo những đức tính cao quý của võ sĩ Nhật Bản.
Tóm tắt nguồn gốc Samurai
Từ Samurai được hiểu rộng rãi là "người phục vụ thân cận với giới quý tộc", dùng để chỉ một người đàn ông dòng dõi cao quý, được chỉ định để bảo vệ các thành viên Hoàng tộc. Theo William Scott Wilson, một nhà nghiên cứu văn hóa Nhật nổi tiếng của Mỹ, từ Samurai xuất hiện sớm nhất vào khoảng năm 905-914 trong hợp tuyển thơ Kokin Wakashū.

Theo các nhà sử học, Samurai nguyên gốc xuất thân từ các kỵ binh, bộ binh và cung binh ở Nhật vào thế kỷ thứ 6. Trong khoảng thời gian từ thế kỷ thứ 7 đến thế kỷ thứ 9, những tầng lớp này chỉ được coi là những võ phu thất học và thô lỗ. Khoảng thế kỷ thứ 10, Samurai chỉ những thị vệ có vũ trang, theo thời gian họ dần giành được vị trí trong chính trị, và ngang hàng với giai cấp quý tộc truyền thống. Sau thế kỷ thứ 11, Samurai ngày càng có học thức và được kính trọng. Họ là những người "văn võ song toàn". Đến thế kỷ thứ 12, Samurai gần như đồng nghĩa với Bushi - những người giữ chức vụ trung và cao cấp trong giai cấp chiến binh. Samurai bắt đầu tuân thủ theo những luật lệ dành riêng cho họ, hình thành một cách sống được biết đến với tên gọi Bushidō - tinh thần võ sĩ đạo.

Đất nước Nhật Bản bước vào thời kì phong kiến từ năm 1185, kéo dài đến 1867, cũng là gần 700 năm đời sống bị chi phối bởi quân đội. Vào giai đoạn hỗn loạn nhất của thời chiến, thuật ngữ Samurai lại dùng để chỉ cơ quan vũ trang của chính phủ, bộ phận duy trì hòa bình và những người lính chuyên nghiệp. Hay ngắn gọn hơn, bất cứ ai luôn trang bị gươm và sẵn sàng chiến đấu đều được gọi là Samurai.

Tinh thần võ sĩ đạo của Samurai Nhật Bản

Chỉ một vài thập kỷ sau khi giai cấp chiến binh Nhật Bản bị bãi bỏ, một cuốn sách về tinh thần võ sĩ đạo Nhật Bản có tên Bushido: The Soul of Japan của tác giả Nitobe Inazo được xuất bản, và trở thành một trong những cuốn bestseller trên toàn thế giới trong thời kỳ đó. Không chỉ kể về cuộc sống của các võ sĩ đạo Nhật Bản thời xưa, tác giả Nitobe Inazo còn nói nhiều đến những phẩm chất đáng quý của Samurai mà những người đàn ông nên noi theo. Và dưới đây là những phẩm chất đặc trưng trong tinh thần võ sĩ đạo của Samurai:

1. Chính trực và công bằng

Là đức tính mạnh nhất của võ sĩ. Một Samurai nổi tiếng đã định nghĩa như thế này: "Chính trực là khả năng đưa ra quyết định vói một lý do thích hợp và không suy chuyển; hi sinh nếu như hi sinh là đúng, đánh nếu như đánh là đúng." Một định nghĩa khác: "Chính trực giống như xương sống giúp định hình cơ thể và phát triển. Không có xương, cái đầu không thể nằm trên cổ, tay không thể cử động, hay chân không thể đứng vũng. Cũng như thế, không có sự chính trực thì dù có tài năng hay cố gắng học hỏi đến mấy, cũng không thể trở thành một Samurai được."

2. Can đảm

Can đảm là khả năng đối diện với sợ hãi, đau đớn, nguy hiểm, biến cố, và mối đe dọa. Can đảm chia làm hai loại: can đảm mang tính vật lý, là khả năng đối đầu với sự đau đớn về thể xác, với cái chết; can đảm trong đạo đức là dám hành động đúng khi đối diện với những vấn đề đạo đức hay lối sống. Trong tinh thần võ sĩ đạo, can đảm chỉ được coi là một đức tính khi nó là chính đáng. Hành động can đảm là thực thi những điều đúng đắn.

3. Nhân ái

Là tự nguyện cho đi mà không đòi hỏi nhận lại. Những người có quyền sinh sát như Samurai luôn được mọi người kỳ vọng có cả đức tính nhân ái: biết yêu thương, cao thượng, có lòng cảm thông và thương hại. Nhân ái là thuộc tính cao nhất của tâm hồn. Không có nó, võ sĩ sẽ trở thành những kẻ tàn bạo.

4. Lễ độ

Với người Nhật, có sự khác biệt rõ rệt giữa thái độ khúm núm và lễ độ. Họ cho rằng sự nhã nhặn có nguồn gốc từ lòng nhân ái. Sự lễ độ là biểu hiện của sự quan tâm một cách khoan dung đến cảm giác của người khác, chứ không phải bắt nguồn từ sự sợ hãi.

5. Lương thiện

Những Samurai chân chính không coi trọng tiền bạc. Họ tâm niệm rằng: "Đàn ông phải coi thường đồng tiền, để có được sự giàu có về tri thức". Võ sĩ luôn khuyến khích tính tiết kiệm, không phải vì lý do kinh tế, mà là để thực hành những sự tiết chế. Sự xa xỉ được coi là mối đe dọa lớn nhất đến nhân cách.

6. Tự trọng

Tự trọng là có ý thức về danh dự, nhận thức mạnh mẽ về nhân phẩm và giá trị. Samurai sinh ra đã mang sứ mệnh làm rạng rỡ nghĩa vụ và đặc ân của riêng họ. Nỗi sợ bị ô nhục giống thanh gươm luôn kề bên cổ tất cả các Samurai.

7. Trung thành

Nền kinh tế dường như đã thổi tung lòng trung thành của con người trên toàn thế giới. Thế nhưng, những người đàn ông chân chính vẫn kiên trung với những gì mà họ còn mắc nợ. Trung thành với cấp trên là đức tính đặc biệt nhất của con người trong thời kỳ phong kiến, có trong mọi loại người, ngay cả những kẻ móc túi cũng luôn giữ lòng trung thành với đàn anh của họ. Samurai được coi là những người đặc biệt trung thành và đây là đức tính điển hình của họ.
Ngày nay, võ sĩ đạo còn dùng để chỉ bản sắc của người Nhật hiện đại. Đó là trung với vua, hiếu với cha mẹ, nghiêm khắc với bản thân, nhân từ với người dưới, khoan dung với địch, xa lánh dục vọng cá nhân, chính trực công bằng, trọng danh dự hơn vật chất.

Friday, November 1, 2013

Những Cảnh Đầy Đọa Và Tàn Sát Người Do Thái – Nguyễn Hiến Lê

Những Cảnh Đầy Đọa Và Tàn Sát Người Do Thái – Nguyễn Hiến Lê


Trước hết, chúng tôi xin kể thân phận người Do Thái ở các xứ theo Hồi giáo. Xét chung thì ở các xứ này, số người Do Thái không đông (cả thảy chỉ độ một hai triệu) và tình cảnh của họ không đến nỗi bi đát như ở châu Âu.

Theo Clara Malraux trong “Civilisation du Kibboutz” (Editions Gonthier – 1964) thì tình cảnh của họ như sau:

Tại Ba Tư; năm 1875: Hễ một người Do Thái đụng tới một vật gì thì vật đó hoá ra dơ dáy; vậy Do Thái ở Ba Tư cũng như hạng tiện dân (intouchable) ở Ấn Độ. Người Do Thái không được mở quán tạp hoá, trừ trong tỉnh Hamadan.
  Ngày mưa họ không được ra khỏi khu vực riêng của họ – khu đó gọi là mellah, cũng tựa như ghetto ở châu Âu – vì nếu họ đụng nhằm áo ướt của một người theo Hồi giáo thì người này hoá ra dơ dáy.

Một người Do Thái không được làm chứng và tuyên thệ ở toà án. Một người Hồi giáo giết một người Do Thái thì chỉ phải đền cho thân nhân người bị giết 140 kraus, rồi được tự do; người Do Thái tuyệt nhiên không được chống án.
Tại Maroc, người Do Thái không được pháp luật coi là công dân. Họ ở dưới quyền cai trị của nhà vua, nhà vua muốn xử với họ ra sao thì xử không cần theo luật pháp gì cả, có thể bắt họ làm nô lệ, giết họ cũng được nữa.

Tại Yemen, cho tới khi quốc gia Israel thành lập năm 1948, người Do Tháikhông được phép lớn tiếng trước mặt một người Hồi giáo, không được cất nhà cao hơn nhà các người Hồi giáo, không được đụng chạm người Hồi giáo, không được cùng bán một món hàng với người Hồi giáo, phải đứng dậy trước mặt một người Hồi giáo. Ngoài ra ngay từ hồi Mohamed (1), người ta đã cấm họ ăn mặc  những màu lợt, mang khí giới, từ lúc mặt trời lặn cho tới lúc mặt trời mọc không được ra khỏi khu riêng của họ; họ bắt buộc phải làm những việc dơ dáy như đổ thùng, có trẻ mồ côi thì phải giao cho nhà cầm quyền để nhà cầm quyền cho nó theo Hồi giáo.

Cũng có khi nhà cửa của họ bị tàn phá, thân họ bị đánh đập, chém giết nhưng đều do những nguyên nhân kinh tế, xã hội, chớ không do nguyên nhân tôn giáo. Và tuyệt nhiên không có những phong trào diệt chủng như ở châu Âu.

Sở dĩ vậy vì Hồi giáo không kỳ thị Do Thái giáo mạnh mẽ như Ki-tô giáo kỳ thị (2). Do Thái và Hồi giáo chấp nhận được nhau, đôi khi còn góp sức với nhau để chống kẻ thù chung nữa, như trong những thời Hồi giáo đi xâm chiếm các nước khác, đặc biệt là chiếm vài nước ở châu Âu, như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.

***

Tại các xứ theo Ki-tô giáo

Tại các xứ theo Ki-tô giáo, nhất là ở châu Âu thân phận người Do Thái điêu đứng hơn nhiều, không thể tưởng tượng nổi.

Suốt mười mấy thế kỷ, không ở nơi này thì ở nơi khác, lúc nào cũng có những người Do Thái bị cái cảnh: “ghetto”, “pogrom”, hoả hình, lò thiêu, phải mang trên áo hình bánh xe hoặc hình ngôi sao vàng (một ngôi sao sáu cánh gọi là ngôi sao David) như tội nhân mang áo dấu: bị trục xuất, hoặc bắt buộc phải từ bỏ tôn giáo của họ mà theo tôn giáo khác: bị trút lên đầu tất cả những tội lỗi mà họ không hề gây ra; bị treo cổ, dìm nước, thọc tiết, thiêu sống… đâu đâu họ cũng gặp những cảnh địa ngục, chỉ vì họ là Do Thái.

Những hồi họ được sống yên ổn nhất thì thân phận của họ cũng chỉ như thân phận một nô lệ, một tên cùi hũi . Người ta cấm họ có bất động sản, thành thử muốn theo nghề nông thì họ chỉ có thể làm nông nô, tá điền. Muốn khá giả họ phải ở châu thành làm thợ kim hoàn, hoặc buôn bán, đổi tiền, cho vay. Giáo hội Ki-tô cấm tín đồ cho vay lấy lãi nên nghề sêt-ti, nghề ngân hàng gần thành độc quyền của họ. Cha truyền con nối, nhờ có kinh nghiệm của những thế hệ trước, họ làm giàu rất mau, chính vì giàu mà gây nhiều kẻ thù.

Người ta bắt họ phải sống trong những khu biệt lập gọi là ghetto, ban đêm không được ra khỏi khu. Những ghetto nổi danh nhất là ghetto Venise thành lập năm 1516, trong đó họ sống chui rúc như trong những hang chuột, chịu đủ thứ cấm đoán, mất hết tự do.

Sự học hành của họ bị hạn chế. Ngay đầu thế kỷ XX  ở Nga, trẻ con Do Thái cũng khó kiếm được một chỗ học. Chính phủ Nga không ra mặt cấm hẳn mà dùng một chính sách xảo trá, ra một sắc lệnh cho các trường Trung học chỉ được thu một số học sinh Do Thái bằng 10% số học sinh theo Ki-tô giáo, trong khi châu thành nào có người Do Thái thì số dân Do Thái cũng chiếm từ 30 đến 80% trong số dân vì họ bắt buộc phải sống chung gần như trong những ghettocủa Đức, Ba Lan.

Nếu chẳng may trong nước có một tai hoạ gì, bất kể là do tự nhiên hoặc do nhân sự, thì người ta trút hết cả tội lỗi lên đầu lên cổ họ. Mất mùa mà đói kém ư là tại tụi Do Thái đã làm cho Thượng đế nổi giận; bệnh dịch hạch phát sinh ra ư, chết hàng triệu người ư, cũng tại tụi Do Thái nữa; chiến tranh mà bại ư, tại tụi Do Thái phản trắc, ngầm cấu kết với địch; có đảo chánh ư, cũng tại âm mưu của Do Thái.

Người ta bắt họ đóng thuế thật nặng, vắt họ như vắt bò sữa, có khi tịch thu tài sản rồi đẩy họ ra khỏi cõi, thời nào cũng vậy, chớ không phải chỉ trong thời Đức Quốc Xã, thế chiến vừa rồi. Tình cảnh đó bất công đến nỗi một người trong Công giáo đã phải thốt ra câu này: “Nếu chỉ cần ghét tụi Do Thái cũng đủ là một người công giáo ngoan đạo thì hết thảy chúng ta đều là những công giáo ngoan đạo”.

***
Các cuộc tàn sát Do Thái

Từ hồi viễn chinh của Thập tự quân, thế kỷ XI cuộc tàn sát Do Thái mới thực sự bắt đầu.
Năm 1096 người ta rủ nhau đi giải thoát mộ của Chúa Ki-tô, và còn có gì hữu lý đứng trước khi làm việc thiêng liêng đó, phải trả thù những kẻ mà non 1100 trước đã chịu trách nhiệm vẽ cái chết của Chúa, đã giết Chúa.

Ở Worms trong hai ngày người ta giết tám trăm người Do Thái; bất kể là đàn ông đàn bà, già trẻ, hễ là Do Thái mà không chịu theo đạo Ki-tô là bị chém giết bằng gươm, bằng giáo, bằng thuổng cuốc.

Ở Mayence, cảnh còn rùng rợn hơn nữa vì người Do Thái chống cự lại, rồi như say máu, họ quay lại giết chinh người cùng đạo với họ, giết cả vợ con, cha mẹ họ! Thật là kinh khủng. Có những bà mẹ đương cho con bú, cầm ngay lấy dao hay gươm cứa cổ con để cho chúng khỏi chết vì tay những người không theo đạo Do Thái. Bảy trăm người chết trong vụ đó.
Cộng hai vụ là một ngàn rưởi mạng. Một ngàn rưởi mạng đó đã tạo cho dân Do Thái một tâm hồn mới: họ biết rằng không thể sống chung được nữa, người ta cũng bắt họ phải đổi đạo thì họ lại càng cương quyết giữ đạo, giữ truyền thống của họ.

Thù oán họ nhứt là một số tín đồ Ki-tô giáo. Người phương Đông chúng ta đọc lịch sử phương Tây không làm sao hiểu nổi cái mối thù non hai ngàn năm của đa số dân chủng châu Âu đối với dân tộc Do Thái. Tôi có cảm tưởng rằng người phương Tây có tinh thần – tôi gần như muốn nói là cái “máu” kỳ thị màu da và tôn giáo. Chỉ ở châu Âu chúng ta mới thấy những chiến tranh tôn giáo dằng dai và kinh khủng nhất trong lịch sử nhân loại; và chỉ ở Mỹ – cũng là gốc Âu nữa – chúng ta mới thấy những vụ tàn sát da đỏ và da đen nối tiếp nhau hàng thế kỷ.
   Người phương Đông chúng ta vẫn thường chém giết nhau vì quyền lợi, vì danh dự, đôi khi cũng vì tín ngưỡng, nhưng cơn giận xong rồi thì thôi, Việt Nam, Trung-hoa, Nhật Bản hay Triều Tiên… lại vui vẻ sống chung với nhau, buôn bán với nhau, gả con gả cháu cho nhau, nhậu nhẹt với nhau, làm thơ tặng nhau, có bao giờ mà thù nhau truyền kiếp như đa số người theo Ki-tô giáo đối với những người theo Do Thái giáo, hoặc đa số người Mỹ da trắng đối với người Mỹ da đen.

Mà hai tôn giáo đó – Do Thái giáo và Ki-tô giáo – vốn là anh em với nhau chứ! Thánh Mẫu Marie và Chúa Ki-tô đều là Do Thái cả. Cả hai đều tuân theo những luật của Moïse, một vĩ nhân của Do Thái. Chúa Ki-tô lại còn giảng đạo trong những giảng đường của Do Thái giáo, môn đệ của Ngài đều là người Do Thái. Người ta bảo các thầy tu và tín đồ Do Thái đứng về phía nhà cầm quyền La Mã mà phản Ngài, nên Ngài mới bị xử tử, và khi Ngài bị đóng đinh trên thánh giá, tụi Do Thái reo: “Nếu chúng ta có tội thì máu hắn cứ rớt lên đầu chúng ta và con cái chúng ta”, rồi người ta dựng lên một thuyết kỳ dị rằng dân tộc giết Chúa sẽ đời đời kiếp kiếp bị một hình phạt rất nặng là lang thang hoài trên thế giới để chuộc tội.

Những điều tôi mới trình bày ở trên đều rút trong bài “L’antisemitisme, plaie des temps moderne” của Léon Poliakov đăng trong Le Courrier de l’Unesco số đặc biệt tháng mười năm 1960.

Trong số tháng giêng năm 1961, cũng tạp chí đó, linh mục Congar, viết một bài trả lời Léon Poliakov, nhan đề là Les chrétiens et l’ antisemitisme, đại ý nói rằng ý kiến của Léon Poliakov có phần đúng, nhưng có vài điểm ông không đồng ý, chẳng hạn:
1. Người Công giáo ghét người Do Thái không phải là vô lý: trong bốn thế kỷ đầu sau Tây lịch, người Công giáo bị giết hại rất nhiều vì sự tố cáo của người Do Thái
2. Sự thù oán Do Thái do tôn giáo khác nhau chứ không do óc kỳ thị chủng tộc.
3. Chính người Do Thái tự sống cách biệt với người Công giáo chứ không phải tại người Công giáo dồn họ vào các ghetto.
4. Tư tưởng Công giáo thời xưa không chống riêng gì người Do Thái mà chống hết thảy những người ngoại đạo, Do Thái hay không Do Thái.
5. Trong giới Công giáo cũng có nhiều người bênh vực Do Thái, như Giáo hoàng Pie XI, Pie XII.

Ông Poliakov nhận rằng bốn điều 1, 2, 3, 5 đều đúng và ông cũng nghĩ như Linh mục Congar có khác chỉ là ở tiểu tiết thôi. Nhưng về điểm 4 thì ông giữ ý kiến của ông: rõ ràng là người Do Thái bị người Công giáo ghét một cách đặc biệt vì cái mối thù “giết Chúa” từ hồi xưa.

Người Do Thái có giết Chúa không? Điều đó, chúng tôi không biết. Việc xảy ra đã non hai ngàn năm rồi, nhà khảo cứu nào dám chắc là nắm được sự thực? Nhưng dù rằng Chúa Ki-tô chết vì bị vu oan, bị phản, thì những thầy tu và tín đồ đã phản Ngài cũng không phải là toàn thể dân tộc Do Thái, không phải là toàn thể những người Do Thái có mặt lúc đó nữa. Vả lại thời nào, dân tộc nào mà chẳng có những tăng lữ thối nát hoặc sợ sệt hùa theo chính quyền. Chính Chúa Kitô trước khi tắt thở còn “xin Cha tha thứ cho họ vì họ không biết họ làm gì”, thế thì tại sao người ta lại thù oán cả dân tộc Do Thái, thù lây đến cháu chắt của họ cả mấy chục đời sau nữa?

Sau vụ tàn sát năm 1096 ở châu Âu, tiếp tới các vụ dưới đây:
Năm 1113, “pogrom” đầu tiên ở Kiev, Ukraina ( Nga). Chúng tôi không được biếtpogrom hồi đó kinh khủng ra sao, nhưng đọc những tài liệu mới đây viết về đời cô Golda Meyerson, (bộ trưởng Bộ ngoại giao của Israel hồi nhỏ sống ở Nga) được biết ở cuối thế kỷ XIX, tại Nga, Ba Lan, người Do Thái vẫn còn bị cái hoạ pogrom, pogrom là một tiếng Nga có nghĩa là bạo động phá phách. Thỉnh thoảng dân Nga hay Ba Lan vì một chuyện xích mích gì đó, nổi điên lên rủ nhau từng đoàn hàng mấy trăm người, cầm dao, búa, gươm, gậy vào những khu Do Thái mà khủng bố, đập phá, chém giết vô tội vạ. Cuộc bạo động lan từ tỉnh này qua tỉnh khác, một vài tháng mới dẹp xuống. Dân Do Thái mỗi lần nghe tin một đợt pogrom nổi lên, sợ xanh mặt, đóng kín cửa lại, chặn hai ba lớp, không dám ló mặt ra, hồi hộp đợi từng giờ từng phút, luôn trong mấy ngày, cho bọn hung thần đi qua. Mặc dầu vậy, chủng vẫn tông cửa xông vào, rất ít gia đình Do Thái tránh được.




Chính Chaim Weizmann (2), tổng thống đầu tiên của Israel, trong cuốn Naissance d’Israël (Ganimard 1957) nhắc lại những nỗi kinh khủng của đồng bào ông trong những vụ pogrom năm 1881 và 1903.

Năm 1138 – Bọn Alhomade tàn sát Do Thái ở Tây Ban Nha.
Năm 1182 – 1198 – Vua Philippe Auguste lưu đày tụi Do Thái
Năm 1189 – Viễn chinh lần thứ ba của Thập tự quân. Tàn sát Do Thái ở Anh.
Năm 1215 – Giáo Hoàng Innocent III ra lệnh cho Do Thái phải đeo hình bánh xe nhỏ (rouelle) ở ngực.
1254 – Vua Saint Louis lưu đày Do Thái.
1290 – Do Thái bị trục xuất ra khỏi Anh.
1330-1338 – Do Thái bị tàn sát ở Đức.
1348 – Nhân bệnh dịch hạch hoành hành ở châu Âu, người trút tội lỗi lên đầungười Do Thái và tàn sát họ
1391 – Do Thái bị giết ở Séville và bắt buộc phải cải giáo ở Tây Ban Nha
1394 – Vua Charles VI lại lưu đầy người Do Thái.
1421 – Do Thái bị trục xuất khỏi Vienne.
1492- Do Thái bị trục xuất khõi Tây Ban Nha
1495 – Do Thái bị trục xuất khỏi Lithuanie.
1498 – Do Thái bị trục xuất khỏi Bồ Đào Nha.
1516 – Thành lập ghetto đầu tiên ở Venise.
1563 – 1656 – Do Thái bị tàn sát ở Ukraine, Đức, ba Lan, Áo
1670 – Do Thái bị trục xuất khỏi Vienne
1740- Do Thái ở Prague bị lưu đày.
1768 – Nhiều vụ pogrom xảy ra ở Ukraine.
1827 – Nga hoàng Nicolas I bắt buộc các trẻ em Do Thái phải cải giáo.
1866 – Nhiều vụ pogrom xảy ra ở Roumanie
1883 – Nhiều vụ pogrom xảy ra ở Nga.
1883 – Do Thái bị trục xuất khỏi Moscow.
1894 – Vụ Dreyfus (trong chương sau chúng tôi sẽ kể)
1903 – Một vụ pogrom xảy ra ở Kichinev (Roumanie)
1905 – Nga thua Nhật – Cách mạng nổi lên ở Nga, và người ta lại trút cả tội lên đầu Do Thái do đó có nhiều vụ pogrom xảy ra trong tháng 10.
1919-1921 – Nhiều vụ pogrom xảy ra ở Nga

Bảng liệt kê ở trên, chúng tôi trích trong cuốn Israel của David Catarivas. Dĩ nhiên, ông chỉ ghi những vụ lớn lưu danh trong lịch sử châu Âu thôi, còn những vụ hành hung; giết chóc lẻ tẻ, trong mỗi tỉnh, mỗi làng thì không thể nào chép hết được.

Nhưng tất cả những vụ đó, ngay cả những vụ ở Worms, ở Mayence, thế kỷ XI,cũng không thấm vào đâu so với những vụ tàn sát Do Thái ở Ba Lan và Đức trong thế chiến vừa rồi.


Đã kỳ thị tôn giáo, nay lại thêm kỳ thị chủng tộc

Trước kia người ta thù oán, căm hận nổi điên  lên mà chém giết cho hả, lần này thì Đức Quốc Xã của Hitler tàn sát Do Thái một cách bình tĩnh, có kế hoạch, có tổ chức theo đúng tinh thần khoa học, cho nên ghê gớm rùng rợn vô cùng, không tiền khóang hậu trong lịch sử nhân loại.

Người ta muốn tận diệt người Do Thái và như vậy, nhen lại lòng kỳ thị tôn giáo dĩ nhiên, là không đủ, rất nhiều người Do Thái đã cải giáo rồi, lấy lẽ gì mà giết họ. Cho nên người ta phải gây thêm lòng kỳ thị chủng tộc: hễ tổ tiên ba bốn mươi đời là Do Thái thì cũng bị giết, bất kỳ là đã cải giáo hay không cải giáo. Muốn kỳ thị chủng tộc, thì phải có một thuyết phân biệt chủng tộc: Dân Đức Quốc Xã moi các sách cũ trong thư viện ra và tim thấy cuốn Espèces de Plantesxuất bản năm 1753 của nhà vạn vật học Thuỵ Điển tên là Linné (1707-1778). Linné phân loại cây cỏ làm 24 giống, vạch những tinh chất đặc biệt của mỗi giống, lập thành một hệ thống tài tình được các nhà khoa học thế giới rất hoan nghênh. Phân loại cây cỏ rồi, ông phân loại tới loài người: “giống Âu da trắng  siêng năng”, “giống Á da vàng dai sức”, “giống Phi da đen  bạc nhược” và “giống Mỹ da đỏ  nóng nảy”.

Thế là thuyết chủng tộc đã phát sinh và những người sau tha hồ mà phân tích, tưởng tượng, chia thêm ra vô số tiểu chủng nữa: giống Âu gồm những tiểu chủng Mông cổ, Thái, Mã Lai… Người ta cố tìm những nét đặc biệt về sắc, tướng của mỗi giống rồi cố giảng rằng những sắc, tướng đó quyết định tính tình, đức tốt, và tật xấu của con người. Cố nhiên, trong các giống người đó, có giống Do Thái và người ta tranh nhau vạch những đức cũng những tật của người Do Thái mà quên rằng thế giới hiện nay nếu còn có một giống Do Thái thì giống đó tất phải là những người Ả Rập sống trên lưu vực sông Euphrate, chứ không phải là những người Do Thái đã nhập tịch Anh, Đức, Ý, Mỹ.., và sống ở London, Berlin, La Mã, New York… vì những người này đã lai cả chục lần rồi, trong huyết quản may lắm là còn giữ được một phần mười máu của tổ tiên họ hồi theo Moïse mà định cư ở Israel.

Và người ta reo mừng rằng đã kiếm được một “căn bản khoa học” cho chủ nghĩa bài xích Do Thái.

Sau thế chiến thứ nhất, Đức Quốc Xã nắm ngay lấy cơ hội, tuyên truyền rằng giống Do Thái có máu quỉ quyệt, phản bội - thì xưa họ chẳng phản Chúa đấy ư? – không khi nào đồng hoá với các dân tộc khác, sống ở xứ nào cũng như bọn người lạ, chỉ tìm cái lợi cho họ mà nhiều khi chống lại chính phủ - thuyết cộng sản chẳng phải là thuyết của Karl-Marx, một tên Do Thái đấy ư? – Vậy để cho họ sống, sẽ có hại cho nền an ninh của Đức, mà một giống thông minh nhất thế giới, anh hùng nhất thế giới, tài giỏi nhất thế giới, cao thượng nhất thế giới sẽ lai bậy bạ mà sa đoạ lần lần mất. Phải tống cổ tụi Do Thái đi, sau khi tịch thu tài sản của chúng; như vậy lợi cho quốc gia biết bao, vì người Do Thái nào mà chẳng có nhiều tải sản: bọn đó là con buôn ham tiền mà keo cú, tích luỹ tiền đã mấy chục đời rồi!
Mới đầu người ta cấm họ hành nghề, rồi người ta cấm họ vào các rạp hát, các thư viện, các viện tàng cổ. Họ vẫn nhẫn nhục ở trong cái xứ mà từ bấy lâu nay họ đã coi là tổ quốc, dù sao như vậy vẫn còn hơn là làm bọn hành khất ở các nước khác. Rồi người ta cấm họ mướn người ở – một giống hạ tiện đâu có quyền mướn một người thuộc giống cao quý nhất thế giới – lại bắt họ phải đính ngôi sao David (3) lên áo để cho mọi người dễ nhận ra họ như nhận tụi cùi, tụi tù nhân. Không ngờ ở thế kỷ chúng ta mà câu tục ngữ Nga này lại đúng đến thế: “ Không ai dám chắc suốt đời không phải làm kẻ ăn mày hoặc kẻ tù tội!”

Từ các nhà bác học tới các giáo sư Đại học, các giám đốc ngân hàng, hễ tổ tiên ba bốn mươi đời là Do Thái, thì cũng đành phải xin tờ hộ chiếu của một nước khác, rồi bỏ hết tài sản lại cho Đức Quốc Xã, xách một va li nhỏ đựng ít quần áo rồi ra đi. Một sản phẩm lạ lùng của thế giới văn minh này là tờ hộ chiếu. Không có tờ đó hộ thân thì có tài đức bực gì cũng bị nhốt khám? Có khi ở trong một xứ, đi từ tỉnh này qua tỉnh khác cũng phải có một tờ hộ thân. Einstein, nhà bác học làm vẻ vang cho cả nhân loại, đã được chính phủ Đức ban cho đủ các ân huệ, dựng một tượng bán thân của ông ở Postdam, tặng ông một dinh thự và một chiếc tàu buồm, gọi là tỏ “lòng quý mến và ngưỡng mộ bất tuyệt” của dân tộc mà rồi ít năm sau, người ta đòi lại tất cả những cái đó, ông sợ, không dám trở về quê quán nữa, trốn ra đi, qua Bỉ, sống lén lút trong một ngôi nhà có cửa song sắt và đêm nào cũng phải có một người lính canh cho ngủ. Ở Bỉ cũng không yên, ông lại phải trốn qua Mỹ, nhập tịch Mỹ làm giáo sư trường Đại học Princeton.

Freud cũng là một bậc thiên tài của nhân loại, đã phải trốn trước Einstein từ năm 1938, hồi 80 tuổi, ông qua ở nhờ nước Anh, gặp văn sĩ Stefan Zweig ở London. Trước kia trong cuốn L’avenir d’ une illusion (Tương lai của một ảo ảnh), Freud đã bảo rằng nhân loại xây dựng được nhiều nền văn minh, nhưng số người văn minh thì thời nào cũng rất ít, và đa số chỉ có cái bề ngoài là văn minh; họ hoảng sợ khi nghĩ tới chuyện giết người, hiếp dâm nhưng rồi chính họ, nếu gặp cơ hội thoả mãn thú tính của họ mà không bị trừng trị thì sẽ không do dự gì cả, thẳng tay làm hại đồng loại bằng mọi phương tiện tàn nhẫn, bỉ ổi, không ngờ mà ngay trong đời ông, ông phải thấy thuyết của ông đúng quá: ông và hàng triệu đồng bào của ông đã là nạn nhân của cái nền văn minh bề ngoài ấy của phương Tây.

Freud chết ở London năm 1936. Ba năm sau, nghe thấy những tin tức rùng rợn về cuộc tàn sát Do Thái ở Trung Âu và Tây Âu, Stefan Zweig âu sầu quá, tự tử sau khi đã để lại cho đời một hồi ký thê thảm nhan đề “Le monde d’hier” (Thế giới hôm qua) trong đó có đoạn chua chát:
“Những cái thảm thương nhất trong bị kịch Do Thái ở thế kỷ XX này là những kẻ bị tai hoạ không thể hiểu nổi ý nghĩa của bi kịch đó; tại sao người ta lại giết họ khi họ không có lỗi gì cả? Thời trung cổ, tổ tiên họ phải đau khổ, nhưng ít nhất cũng hiểu mình đau khổ vì cái gì: vì tín ngưỡng, vì luật trong đạo (…). Và khi người ta liệng họ lên giàn hoả, thì họ ôm Thánh Kinh vào lòng, nhờ nhiệt tâm trong lòng mà chịu được sức nóng của ngọn lửa thiêu họ (…) Nhưng đã từ lâu rồi, những người Do Thái ở thế kỷ XX không còn tín ngưỡng đó nữa, chỉ muốn sáp nhập vào các dân tộc khác (…); đã từ lâu rồi họ thành, những người Pháp, Đức, Anh, Nga, không còn nhiều tính cách Do Thái nữa, thì tại sao người ta lại tàn sát họ, hốt họ như hốt bùn trên đường (…) Tại sao họ phải chịu hoài số kiếp đó? Mà chỉ có riêng họ phải chịu? Người ta tàn sát họ như vậy là có lý do gì không? Có ý nghĩa gì không? Có mục đích gì không? Tại sao?


Chú thích:
Giáo chủ Hồi giáo (570 – 632) hồi xưa quen viết là Mahomet
Theo J. madaule trong Les Juifs et le monde actuel –Flammation – 1963
Ông sanh ở Motel (tỉnh Minsk) trên đất Nga – Có sách viết là Zaim Weizmann.
Vua thứ nhì của Israel, đã thắng dân tô(c Philistin (khoảng 1000 năm trước Tây lịch)

Friday, October 18, 2013

idk

Đặc Điểm Tương Đồng Giữa Nền Văn Minh Do Thái Và Nền Văn Minh Ấn Độ Vệ Đà Bà La Môn Brahmins
Tiến sĩ Samar Abbas, Aligarh, Ấn Độ
Biên tập, ngày 14 tháng 7 (VNN)
Năm 1979, Viện Nghiên Cứu Phương Đông ở Baroda đăng một bài báo tiêu đề " Người Do Thái Là Một Nhánh Của Người ARYAN Vệ Đà "
Tác Giả là Giáo Sư Madan Mohan Shukla chỉ ra rằng Người Do Thái Là Một Nhánh Tách Ra Từ Vệ Đà Bà La Môn.
Giáo Sư chỉ ra những nguồn gốc tương đồng giữa  Người Do Thái và Người Bà La Môn.

1. Từ Vựng

Giáo Sư Shukla đưa ra những từ vựng chung được chia sẻ giữa tiếng Do Thái và tiếng Phạn ( hay còn gọi là Sanskrit )
Shukla đưa ra một số lượng lớn các từ vựng tương đồng giữa 2 ngôn ngữ Phạn và Do Thái.

Từ Svah có nghĩa là thiên đường hay thiên đàng trong tiếng Phạn.
Từ này được viết là Svam có thể giả định qua các hình thức ,
Sam Yim có nghĩa là bầu trời hay thiên đường trong tiếng Do Thái ,
biến đổi thành từ Asvah dưới ảnh hưởng của các nguyên tắc mẫu âm .

Âm thanh A có thể biến đổi thành YA và do đó ,
Asvah hoặc Asuah có thể biến đổi thành Yasuah mà là một từ trong tiếng Do Thái ,
Yasuah ( sự cứu rỗi ) .... có thể nói rằng Appa là một từ Marathi .
Appa có thể tiếp tục biến đổi thành Abba , là một từ trong tiếng Do Thái .. .
Svas biến đổi thành từ Vas và từ đó đến Bas hoặc Bes là một từ trong tiếng Do Thái,
mặc dù với ý nghĩa khác, tức là " con gái " . . ( Shukla 1979, p.45 )

Surios biến đổi thành Kurios , hoặc Kur (ibid., p.48 )
Shukla lưu ý rằng 2 từ Abru và Uparohita tồn tại trong Tiếng Ba Tư và Avadhi Tiếng Hindi , khác biệt với tiếng Phạn . bhru và purohita ( Shukla 1979, p.44 )

Mô tả quá trình mẫu âm Punjabis sẽ phát âm đài từ, Putra và Krsna như satation , Puttar , và Kishan tương ứng .
( Shukla năm 1976, trang 41 )

Từ Joasava có thể được chuyển đổi thành Joasaph , là nguồn gốc của từ Joseph .
Vì vậy chúng ta có thể thấy rằng các tên Kinh Thánh Joseph có thể được bắt nguồn từ một cái tên ở Ấn Độ cổ đại , Jayasva . " ( Shukla 1976, p.42 )

Từ Adam dường như bắt nguồn từ tiếng Phạn A-dityam ,
cách phát âm Vệ Đà của từ này là A- ditiam . " ( Shukla 1976, p.45 )

Ngoài ra, " Ý nghĩa của các gốc từ như trong tiếng Phạn là ' ăn ', và ' thưởng thức ' hay ' sự vui mừng .
Do đó nếu phát âm upasana chẳng hạn như ' upasana ' , sẽ có nghĩa là, ' ăn trước mặt Thượng Đế ", và" Là vui vẻ trước mặt Thượng Đế . ' " ( Shukla 1976, p.46 )

Một tương đồng nổi bật xuất hiện liên quan đến tài liệu :
" Tài liệu tiếng Do Thái , như những người Ả Rập và Kaithi , không sử dụng các dấu hiệu từ để chỉ ra cách phát âm các phụ âm của ngôn ngữ . " ( Shukla 1976, p.44 )

2. Thầy Tu

Người Bà La Môn và người Do Thái là hai cộng đồng xây dựng hệ thống thầy tu sớm nhất vào buổi đầu bình minh sơ khai trong lịch sử của họ:

Người Do Thái, cũng như người Ấn Độ Bà La Môn, tự coi bản thân là " Những Người Được Thượng Đế Tuyển Chọn."

Người Do Thái bắt đầu sự nghiệp của họ trong lịch sử như một "Vương quốc của các thầy tu"
(Exodus/19/6).

Tương tự như vậy,
Người Bà La Môn đã có "Cộng đồng các thầy tu" kể từ buổi đầu bình minh sơ khai trong lịch sử của họ. "
(Shukla 1979, p.54)

Những Kẻ Thực Dân là những người đầu tiên nhận thấy sự giống nhau giữa Người Bà La Môn và người Do Thái,
cụ thể là Brahma tương ứng với Abraham,
Sarasvati tương ứng với Sarah.
Shukla cũng được nhắc tới trong câu chuyện trong Sách Sáng thế ký 29, 32-33, 20/12.

3. Các nhân vật trong Kinh Thánh

Kinh Thánh - Một Cuốn Sách Của Lịch sử Ấn Độ cổ đại  , một bài báo gửi đến Tất cả Hội nghị Đông Ấn Độ (1976) được tổ chức tại Dharwar ,
Tác giả chỉ ra rằng " Chúng tôi đã cố gắng để đánh đồng Brahma , Sarasvati , Manu và Bali so với các nhân vật trong Kinh Thánh như Abraham , Sa-rai , Noah và Bê-léc . " ( Shukla 1979, p.53 )
Shukla chỉ ra rằng các Laban Do Thái và Lavana Bà La Môn là một sự trùng hợp

Em gái của Lavana ở Ấn Độ sẽ trở thành con gái của La ban trong Kinh Thánh.

Sarasvati là con gái của Brahma theo với truyền thống Ấn Độ ,

Trong Kinh Thánh , Sa rai là em gái của Abraham .

Svas , tiếng Phạn Svasar (em) trở thành Bes có nghĩa là con gái trong tiếng Do Thái .
( Shukla 1979, p.54 )

Shukla chỉ ra từ Mary Matri Mary và Mariam có thể được bắt nguồn từ một từ tiếng Phạn , matr , có nghĩa là Mẹ .
( Shukla 1976, p.42 )

Tương tự như vậy từ Mari hoặc Mẹ Maria cũng có thể được bắt nguồn từ tiếng Phạn Matri .
[ và Shukla ghi chú rằng Mẹ Maria được tôn thờ như một nữ thần Mẹ . ]

Từ Adam có nguồn gốc từ một từ tiếng Do Thái , ' Adamah ' có nghĩa là ' trái đất .
Tương tự, trong tiếng Phạn . ' Adityam ' có nguồn gốc từ ' Aditi " cũng có nghĩa là trái đất .
Do đó ý nghĩa chính của cả hai câu ' Adam và Adityam sẽ là trần thế  . ( Shukla 1979, p.47 )

Tác giả đưa ra chi tiết từ nguyên của từ ' Abraham :

Từ Adam bắt nguồn từ tiếng Phạn Adityam kèm theo các quy tắc haplology .
Haplology là tên được đặt bởi Bloomfield về hiện tượng của hai âm tiết tương tự theo nhau , một là giảm . Các từ ' Adityam ' sẽ đổi thành ' Adam ' dưới ảnh hưởng của quy định này theo cách sau :

Adityam -> Adatam -> Adadam (t -> d ) -> Adam ( Haplology )

Tiếng Phạn ' Adityam ' , đại diện bởi cùng một quy tắc sẽ thay đổi thành ' Aton ' :

Adityan -> Aditan -> Atadan ( d -> t) -> Atan -> : Aten / Aton ( Shukla 1979, p.48 ) cho thấy một nguồn gốc Ấn - Âu đến Vị Thần Mặt Trời Ai Cập Aton .

Vayu Purana nhắc đến Manu tại Bharata " ( Shukla 1979, p.56 )

 Từ tiếng Phạn , ' Rcam ' có thể trở thành ARCAM và ' Aleichem ' ( r -> l ) là một từ trong tiếng Do Thái.
 " ( Shukla 1979, p.46 )

Shukla cũng đưa ra một số từ nguyên khác , từ Adam Adityam , và Mary từ Matr ( Shukla 1979, p.46 ) Ông cũng được giả định nguồn gốc của Gr . Adonis từ Aton , và lưu ý rằng Dt Adonay -> Thượng Đế . (ibid., p.48 ) .

Từ tiếng Do Thái , " Elohim " bắt nguồn từ tiếng Phạn ' Brahma . :

Brahma -> Ibrahim ( quy định của mẫu âm ) -> Ibrahim ( quy tắc nhấn mạnh ) -> Ilohim ( r -> l) - > Elohim

Từ ' Adonay Elohim ,tương đương với tiếng Phạn . ' Aditya - Brahma " ( Shukla 1979, p.48 ) .

Savitr -> Savitru ( r -> ru) -> Sabiru (v -> b ) -> Habitru ( s -> h ) " -> Habiru -> Habiru -> PR Ai Cập , Apiru , Ibru , Ibri , Ibrin . " ( Shukla 1979, p.51 )

Một từ nguyên ( Shukla 1979, p.53 )

Iksvaku -> Issvahu ( không có chữ k ) -> Issahu ( va -> a) -> Ishak , Isaac .

Satarupa , con gái vợ của Manu , cũng là một trong những con gái - phối ngẫu của Brahma "
( Shukla 1979, p.53 )

Manu con gái Noah là người sống sót sau trận lũ.

Từ Krsna -> Christ Chúng ta biết rằng cách phát âm tiếng Bengal của Kr.sna từ là Kriste ' Christo ' hoặc ' của Christ chỉ là một vấn đề chính tả . " ( Shukla 1976, p.42 )

Từ Yehasua bắt nguồn từ tiếng Phạn , Yasasva . " ( Shukla 1976, p.42 )

Từ Jehova cũng liên quan đến một từ tiếng Phạn : " Jehova tương đương với Vệ đà từ Jahvuh , có thể được xem xét, ngữ pháp , cả hai như là một tính từ và một danh từ thích Trong . cảm giác trước đây , từ đó, jahv.uh đã được sử dụng ít nhất bốn lần trong R.gveda . vì vậy , nó đã được sử dụng như một { } p.44 thuộc tính của Thượng Đế Agni ( RV 3.1.12 ) , như một thuộc tính của Thượng Đế Indra ( RV 8.13.24 ) , như một thuộc tính của Thượng Đế Soma ( RV 9.75.1 ) và như một thuộc tính của Thượng Đế Agni ( RV 10.110.3 ) . "

4 . Bharata , IBHRI , Iberia Do Thái

Shukla là phát hiện một kết nối từ nguyên giữa các từ ' tiếng Do Thái "và" Bharat ' :

" Do Thái và Rigveda : . Hãy để chúng tôi đầu tiên hiểu được bản chất thực sự của Rig Veda Theo quan sát của Sri DP Mishra , " Cả hai Devdasa và Sudasa áp đảo thuộc về bộ lạc của Bharatas hoặc T - tsu Bharatas và giành được một số chiến thắng trước họ? Dasa và kẻ thù Aryan . Đó là cuộc chiến tranh và chiến thắng đã được lặp đi lặp lại được hát bởi các thầy tu của họ trong Rig Veda , và do đó chúng tôi không do dự trong việc đặt tên nó như ( p.56 ) Bharata - Veda ' hoặc Veda của Bharatas và Bharatas tự như của họ người Aryan Rigvedic . Nếu Rigveda phải đối phó với sự xâm nhập của người Aryan vào Ấn Độ , chúng tôi muốn tranh luận rằng nó chỉ đề cập đến sự xâm nhập của Bharatas ... " 34 [ 34 . Các nghiên cứu trong các Proto - Lịch sử của Ấn Độ " , DP Mishra , p.133 ] " ( Shukla 1979, p.55 )

Hơn nữa, " Bharata là vị vua đầu tiên theo truyền thống Jaina " ( Shukla 1979, p.56 )

" Bây giờ chúng ta xem xét từ" Bharata . Từ này được hình thành từ tiếng Phạn " Bhara ' , mà dưới sự thống trị của chế độ mẫu âm ( Prothesis ) , có thể giả định ' Ibhar " hình thức ", Iber ',' Ibhray ',' Ibhri ',' Ibri ',' Ibrini . 'vv đã được đồng nghĩa với tiếng Do Thái hạn " ( Shukla 1979, p.56 ) sau đó, ông tiếp tục :

" [ T ] ông Do Thái có thể liên quan đến các bộ tộc Aryan Rigvedic của Bharatas ... Bằng cách này, chúng ta có thể tự tin nói rằng tuyên bố ' Rigveda chủ yếu là Bharata - Veda ' , có nghĩa là nó là" Vệ Đà của người Do Thái . Đó là vì thế không ngạc nhiên để tìm sự tương đương chặt chẽ giữa Rigveda và Kinh Thánh. " 
( Shukla 1979, p.56 )

Các Vrsakapi nổi tiếng và một số Saktas đồng minh khác có thể được hiểu tốt nhất và đánh giá cao chỉ trong hình thức của Sách Esther . " ( Shukla 1979, p.56 ) " thảo luận sâu hơn về thuật ngữ" tiếng Do Thái ' : . Chúng tôi đã đề cập trước đó một ý nghĩa khác của Savitr hạn ( dưới hình thức tiếng Phạn của tiếng Do Thái, hạn ) là Bà la môn Bây giờ chúng ta xem xét từ " Bà la môn ' . Nếu chúng ta loại bỏ các hậu tố ' mana ' từ từ này , sau đó nó trở thành " Brah " , trong đó, nếu phát âm nhiều lần , cung cấp cho các từ, ' Habra ' là gần với từ " tiếng Do Thái ' . Ngoài ra rằng cả hai lời , bằng văn bản không có dấu hiệu nguyên âm , sẽ cung cấp cho ' BRH ' và ' HBR ' tương ứng . Sự giống nhau là điều hiển nhiên .

Nó sẽ là thú vị để lưu ý khác từ tiếng Phạn , ' vipra ' ( một từ đồng nghĩa của ' Bà la môn ) trong cùng một kết nối . Từ ' vipra ' trở thành ' Ipar ' trong ngôn ngữ giao tiếp Marathi . Bây giờ xem xét từ " Ipar . Từ này có thể giả định các hình thức ' Iber ' ( p -> b ) , Ibri , Ibhray , Ibrani , vv và , trên được đối tượng của hoạt động ngược lại các quy tắc của prothesis và anaptyxis liên tiếp , sẽ làm giảm " Pr 'thành' prm , mà chúng tôi đã thể hiện được sự [ hình thức ] của tiếng Do Thái ' . Điều này dẫn chúng ta đến kết luận rằng người Do Thái có thể được xác định không ngần ngại với những người Bà la môn Ấn Độ đã di cư từ Ấn Độ trong buổi bình minh rất sớm của thời kỳ Vệ Đà. " ( Shukla 1979, p.54 )

Sự cai trị của prothesis Shukla mô tả như quá trình phát triển nguyên âm trước phụ âm , ví dụ như . Skt . rudhira , rajah , laghu , nr , nakha , naman mà ông tuyên bố dẫn đến eruhtros Hy Lạp , erobos , elakus , Aner , onuch , onoma (ibid , p.44 ) .  anaptyxis là chèn nguyên âm giữ sự kết hợp của từ ( ibid , p.44 ) .

Ngoài ra, trong cả hai Avestan và Avadhi Tiếng Hin-ddi , từ Manthara và Manthra được sử dụng , và không phải là câu thần chú tiếng Phạn ( Shukla 1979, p.47 ) .

Cuối cùng, ông lưu ý , "Chúng tôi đã bắt nguồn từ ' tiếng Do Thái ' từ từ tiếng Phạn , ' Savitr ( Shukla 1979, p.52 )

" Trên cơ sở những điều trên vì một số tương đồng của người Do Thái và người Ả Rập Sa-bê . "

5 . Phong Tục

Mô tả sức mạnh của bằng chứng của ông , Shukla ghi chú, " Đôi khi, những bằng chứng có thể dẫn người ta nghi ngờ rằng người Do Thái có thể đã thực sự là một nhánh của người Aryan Vệ Đà. " ( Shukla năm 1976, trang 41 )

Người Do Thái và Người Ấn Độ Hindu có tương đồng phong tục như:

Một Người Do Thái sùng đạo , một tín đồ Hindu sùng đạo cũng phải cầu nguyện ba lần một ngày, vào buổi sáng , buổi chiều và buổi tối ( traikalika - Sandhya ) .


Dựa theo những điểm tương đồng trong hoạt động tôn giáo giữa người Hindu và người Do Thái , Hayyim Schauss ghi chú trong Lễ hội của người Do Thái của mình, p.64 : "Khi tất cả đã sẵn sàng, người Samari thành lập các nhóm về { } p.47 con sinh , và sau khi thốt ra các phước lành theo quy định, rơi trên thịt nướng , kéo vội vàng ra thành từng mảnh bằng tay. các phần được đưa đến phụ nữ và trẻ em trong trại . mọi người đều ăn nhanh chóng và trong hai mươi phút tất cả những gì còn lại là một đống xương . "

Ở đây là giá trị cần lưu ý: ( a) Mặc dù có gương phần lớn người ăn chay bây giờ, các Bà La Môn của Ấn Độ trình bày những cảnh gần như tương tự ăn vội vàng trong các ngày lễ tôn giáo lớn và nghi lễ của họ .

(b) Giống như Do Thái, các đàn bà Hindu cũng ngồi ẩn dật để ăn phần của mình trong ngày lễ công cộng của họ.

( c ) Bất kỳ người nào , người ăn quá nhanh ( hurridly , sốt ruột ) , hoặc quá nhiều , được gọi là một ' haboru ' trong ngôn ngữ Tiếng Hin-ddi , đặc biệt là trong các phương ngữ Avadhi ... Sự giống nhau giữa các từ tiếng Do Thái và Haboru là particulary nổi bật " ( Shukla 1976, p.46 -47 ) " có một trường hợp mạnh mẽ để nghi ngờ hoặc cho rằng một trong hai người Do Thái thực sự thuộc về một chi nhánh của Aryan Vệ Đà , hoặc là họ đã liên lạc trực tiếp với thứ hai tại một số thời gian xa và không được ghi lại trong lịch sử của họ . " ( Shukla 1876, p.47 )

6 . NHÂN CHỦNG HỌC

Trích dẫn bằng chứng từ nhân chủng học cho luận án của mình , Shukla lưu ý :

" Các cuộc thảo luận ở trên cũng dẫn chúng ta đến kết luận rằng thuật ngữ ' Bharatavarsa ' ( -> Ấn Độ ) thực sự có nghĩa là" vùng đất của người Do Thái , một kết luận được hỗ trợ đầy đủ các quan sát của giáo sư SK Chatterji đó ", người thứ ba căng thẳng Địa Trung Hải, cái gọi là " phương Đông " một , thường miscalled các bài Do Thái hay do Thái , với một mũi cương quyết dài và công bằng trong da , được tìm thấy trong Punjab , trong Sind, trong Rajputana và trong UP phương Tây, và .... trong các phần khác của Ấn Độ " [ RC Majumdar , ed Vệ Đà Tuổi . , 1965 , p.145 - 6 ] " ( Shukla 1979, p.57 )

Này, chúng tôi có thể thêm các chung brachycephaly cho cả người Do Thái và Bà La Môn .

7 . Sa-bê

Shukla đồng ý với khái niệm thường được chấp nhận một mối liên kết chung giữa người Do Thái và Sabaeans hoặc Yemenites :

"Bây giờ , chúng ta hãy xem xét các văn bản, ' Sabean . Chúng tôi đã đề cập rằng ' Savi ' là gốc rễ từ về thuật ngữ' Savitr ' và do đó thuật ngữ' Sabean ' có thể được hiển thị là tương đương của từ này, ' Savitr ' , tức là. tiếng Do Thái. những gì chúng tôi có nghĩa là người Sa-bê và người Do Thái là 2 cành của cùng một chi nhánh . " ( Shukla 1979, p.55 )

8 . BÒ - THỜ PHƯỢNG

Nó có thể là bài ​​học để trích dẫn sự kiện bổ sung có lợi cho nguồn gốc chung của người Do Thái và Bà La Môn đã phát sinh sau khi làm việc Shukla của . Một đặc điểm chung nổi bật liên kết Bà La Môn với người Do Thái là của bò thờ phượng. Khi Môi-se là hậu duệ của Mt. Sinai , ông đã tìm thấy những người Do Thái thờ bò vàng . Tương tự như vậy , "Ex . XXXII . Cho rằng việc tạo ra một con bò vàng để Aaron tại núi Sinai , " và " Giê-rô- , trong việc đưa ra các khu bảo tồn của Bê- Dan và những người nhận sự bảo trợ của hoàng gia của mình, đặt trong họ hình ảnh của Đức Giê- làm bằng vàng dưới dạng bê này , sự nổi tiếng trong số đó đã đi xa và rộng ( so sánh I Kings xii 23 ; . II Kings x 29 ; . . . II Chron xi 14, 15) . " ( Jastrow Barton 1906) Bò - thờ phượng đã được phổ biến giữa Do Thái:

" Trong số những người Do Thái , như một trong những Semites nông nghiệp khác , con bò đã được gắn liền với vị thần của một nhân vật thiêng liêng (xem Sửu ) . Các hình thức mà tư tưởng này được thể hiện trong Israel trong việc đại diện cho Đức Giê- bởi một hình ảnh của một con bò hoặc con bò được làm bằng vàng ( so sánh I Kings xii . 28). " ( Jastrow Barton 1906).

Cũng có một "đại diện của YHWH bởi một hình ảnh của một con bò hay con bò được làm bằng vàng ( so sánh I Kings xii . 28). " Cuối cùng, " mười hai con bò trên đó nghỉ ngơi các Laver lớn trong Đền thờ Solomon ( I Kings vii 25 ; . II Kings xvi 17 ; . . . Jer LII 20 ) được coi là bằng chứng cho thấy có một số nhân vật thiêng liêng gắn liền với chu kỳ tăng , " [ ibid. ] .

Tính thánh thiêng của bò tương tự như vậy là một phần cơ bản của Bà La Môn giáo :

" Chết , mà không có sự kỳ vọng của một phần thưởng , vì lợi ích của Bà La Môn và bò , hoặc trong việc bảo vệ phụ nữ và trẻ em, chặt hưởng hạnh phúc với những người bị loại trừ ( từ cộng đồng Aryan , vahya . ) " [ Manu , X.62 ]

" Tôi kêu gọi các bạn các con trai của Dyaus , các Asvins , rằng một con bò đen để Kine màu đỏ của tôi được thêm vào. " [ Rig- Veda , sách X , Hymn 61 ] .

"Anh ấy không liên lạc với chân của mình một Bà la môn , một con bò , cũng không phải bất kỳ ( con đáng kính ) khác . " [ Apastamba , Prasna tôi , Patala 11 , uẩn 31 ]

9 . Mặt Trăng - THỜ PHƯỢNG

Tuy nhiên , trong phần về " Sun- thờ " , M.M. Shukla đã làm một sai lầm , vì đó là mặt trăng thờ phượng trong đó liên kết người Do Thái và Bà La Môn chứ không phải mặt trời thờ phượng. Selenolatry ( mặt trăng thờ phượng) là chung cho cả hai sĩ Bà La Môn và người Do Thái . Nắng thờ phượng là một kết quả tự nhiên của khí hậu miền Bắc lạnh , nơi nuôi dưỡng sự ấm áp của mặt trời được coi là người mang đến cuộc sống . Đó là vì thế một đặc tính của dân số Ấn-Âu , so sánh Ahura Mazda của Zoroastrianism , Mithra của Mithraism , Sol Invictus của Rome , Asshur của Assyria, và Surya của Sauras của Ấn Độ .

Ngược lại , mặt trăng thờ phượng là một hiện tượng tự nhiên của khu vực ấm áp và sa mạc, nơi nó tượng trưng cho cái lạnh làm mới của đêm , ngược lại với những ngày sa mạc khắc nghiệt và vô nhân đạo. Do đó nảy sinh giữa người Sumer , nơi vốn là " Ur , nhà trung tâm của người Do Thái trăng tà giáo " ( Waddell 1929, p.388 ) . Các Cựu và Tân Ước làm chứng phong phú để selenolatry giữa Do Thái (Phục xxxiii 14 ; . Jer vii 18 , xliv 17 ; . . . Việc làm , XXXI 26-27 ; . , Thẩm phán viii 21 , 26 ; . Isa iii 18 . . ; vi Cant 10 ; . . . . Ps lxxii 5, 7, lxxxix 37 ; . . . . Isa xiii 10 xxiv 23 ; Joel ii 10 , ii 31 ; . . A-mốt vii 5 ; . tôi Sam xvii 14). . .

Bách khoa toàn thư của người Do Thái là minh chứng cho selenolatry giữa người Do Thái :

" Trong nghề nghiệp ( xxxi. 26 et seq.) Có ám chỉ đến những nụ hôn của bàn tay trong sự tôn thờ của mặt trăng ... Như vậy, thực tế là Tha-rê , cha của Abraham , đã sống đầu tiên tại Ur của Chaldees , và mà sau này ông định cư tại cha-ran (Sáng xi . 31), hai thành phố được biết đến từ Assyria khắc để làm nơi thờ cúng trăng , cho thấy rằng cha mẹ của Abraham được nghiện mà hình thức sùng bái thần tượng ... các con bò vàng , Hommel tuyên bố , không có gì hơn một biểu tượng của mặt trăng - thần , trong đó, các dòng chữ Assyria , theo kiểu " con bò trẻ trung và hùng mạnh " và chúa tể của các host trên trời ( comp. " YHWH Zeba'ot , " có thời hạn là cố ý bỏ qua từ Ngũ Kinh ) . Ông giao cho nhân vật cùng hai con bò con do Giê-rô- nhiều thế kỷ sau ( I Kings xii . 28 ) .... sự tương đồng chặt chẽ giữa người Do Thái và người Ả Rập cổ đại phía nam đã dẫn Hommel hơn nữa để tìm ám chỉ đến mặt trăng thờ phượng trong tên tiếng Do Thái, như bắt đầu với "ab" ( -> " cha " ) , như trong " Abimelech " và " Absalom , " hoặc " 'am " ( -> "chú" ) , như trong " Amminadab " và " Giê-rô- , " bởi vì những hạt này, khi chúng xuất hiện trong tên của miền Nam Ả Rập , đề cập đến mặt trăng. " ( Seligsohn 1902, p.528 )

Sự tái xuất hiện của mặt trăng được thánh hoá , như lối vào của ngày Sa-bát hoặc lễ hội , bởi việc đọc Kinh nguyện cầu được biết đến trong phụng vụ như " K.iddush ha - Lebanah " hoặc " Birkat ha - Lebanah . "

Sinai là tương tự như vậy một trung tâm cho selenolatry : "Những học giả nghiêng để thiết lập kết nối giữa mặt trăng thờ phượng ( " Sin " -> " mặt trăng " ) và thuyết độc thần của Israel ( " Sinai " ) tìm thấy một chứng thực của lý thuyết của họ trong thực tế mà nhà ban đầu của Áp-ram là chỗ của sự thờ phượng của Sin. " ( Hirsch 1902, p.380 )

' Ấn Độ ' và ' Hindu ' được tương tự như vậy xuất phát từ Indu , tên của mặt trăng thần , còn được gọi là Soma . Đền thờ Somanath trong Gujarat là dành riêng cho mặt trăng - thần . Trong tên của Rama , Rama - Chandra , các hậu tố Chandra có nguồn gốc từ Do Thái ' Sin . Parashu - Rama , " Rama với Axe , một trong những hiện thân của thần Vishnu, là vị thần quan trọng nhất đối với nhiều người Bà la môn , các Parashu - rama có nguồn gốc từ Param -Sin , một tiêu đề của mặt trăng Thiên Chúa Sin. Do đó cả hai Ramas là votaries của mặt trăng.

Một điểm chung được chia sẻ bởi người Do Thái và Bà La Môn là các khái niệm về những ký ức tiêu cực liên quan đến " A tu la " . Sử lâu đã vật lộn với câu hỏi này, là tại sao các " vị A tu la " được điều trị bằng sự sợ hãi như vậy trong kinh Vệ Đà. Tuy nhiên , nỗi sợ hãi này của A tu la giữa Bà La Môn trở nên hiểu khi xem xét rằng người Assyria trục xuất người Do Thái. Nếu Bà La Môn chia sẻ một gốc chung với người Do thái , nó chỉ là tự nhiên mà họ giữ trong ký ức tập thể của họ một quan niệm tiêu cực của kẻ áp bức. Một ' bí ẩn ' được giải quyết.

10 . Ngôi sao David

Bí ẩn , các ngôi sao của David là chung cho cả Do Thái giáo và một số hình thức của Mật tông ở Ấn Độ, như ghi nhận của Barbara G. Walker :

" Việc thiết kế quen thuộc của hai tam giác đan cài thường được cho là đã đại diện cho đức tin Do Thái kể từ thời điểm David , hoặc Solomon , vì vậy quẻ này được biết đến như Magen David ( Shield of David ) , hoặc các ngôi sao David , hoặc Seal Solomon. ... { . p 402 } các tam giác chỉ xuống là một biểu tượng nữ tương ứng với yoni , nó được gọi là " Shakti . ' Hình tam giác hướng lên trên trỏ là nam , các lingam , và được gọi là ' lửa ' ( vahni ) .... Cabalists sử dụng các quẻ như Tantric yoga sử dụng nó, để đại diện cho công đoàn của Thiên Chúa với Nữ điện của mình, Shekina , các hình thức Do Thái Shakti - Kali . " ( Walker 1983, p.401 -402 ) Ví dụ không thể tranh cãi lâu đời nhất của ngôi sao sáu cánh , như được ghi lại trong Encyclopedia Judaica , là trên một con dấu từ thế kỷ thứ bảy trước Công nguyên tìm thấy trong Sidon phía bắc của lốp và thuộc một trong Joshua ben Asayahu , tên chỉ ra rằng chủ sở hữu là người Do Thái . Trong giai đoạn đền Thứ hai, quẻ thường được sử dụng cùng với các ngôi sao năm cánh (ngôi sao năm cánh ) , và được tìm thấy trong các hội đường Capernaum ( thế kỷ thứ hai hoặc thứ ba CE ) . Đây là trước khi chứng thực xuất hiện của các ngôi sao sáu cánh Mật tông , chỉ ra rằng nó có nguồn gốc từ sao người Do Thái của David . Có lẽ nó đã được nhập khẩu thông qua các giáo phái Kabbalic . Thể là vì nó có thể được, điều này cho thấy một nguồn gốc chung của người Do Thái và Bà La Môn .

11 . kết luận

Do đó , có một số tính năng mà liên kết người Do Thái và Bà La Môn , cho thấy một nguồn gốc chung . Từ M.M. này Shukla và những người theo ông sẽ có những người Do Thái là hậu duệ của Bà La Môn Vệ Đà , trong khi các tác giả hiện tại và các nhà nghiên cứu khác sẽ có Bà La Môn là hậu duệ của một " Lost Tribe của Israel " . Dù các chi tiết, nghiên cứu chi tiết Shukla của hỗ trợ trong việc thiết lập một nguồn gốc chung của người Do Thái và Bà La Môn . Do đó chúng tôi có thể kết thúc với những lời của các nhà nghiên cứu Giác Ngộ Godfrey Higgins (1772-1833) :

" Bây giờ, những gì tôi làm điều này? Đã được những người Do Thái Bà la môn , hay Bà la môn người Do Thái ? " ( " Anacalypsis " , Vol.I , p.771 , được trích dẫn trong Matlock 2000, p.70 )